Cách lắp đặt van bướm điều khiển điện chịu nhiệt chuẩn xác

Van bướm điều khiển điện chịu nhiệt còn biết đến là sản phẩm điều khiển điện mang tới hiệu suất làm việc cao. Với thiết kế không dùng đển gioăng làm kín như các loại van bướm thông thường. Nó giúp van có khả năng làm việc trong những môi trường có áp suất lớn, nhiệt độ cao.

Van bướm điều khiển điện chịu nhiệt là gì?

Van bướm điện chịu nhiệt là dòng van bướm điều khiển bằng điện nhưng có khả năng chịu nhiệt độ cao tốt. Thân van được chế tác hoàn toàn từ các hợp kim đúc nguyên khối như: inox, thép và gioăng làm kín cũng sử dụng kim loại. Nhiệt độ làm việc tối đa của sản phẩm lên đến 400 độ C.

Van bướm điều khiển điện chuyên sử dụng cho những môi trường có nhiệt độ cao như: dầu nóng, hơi nóng, hóa chất hay những môi trường có nhiệt độ cao,.. Tại các hệ thống khai thác, lò hơi, nồi hơi, khí nén, sản xuất,...

Van bướm chịu nhiệt cũng sử dụng bộ điều khiển điện với nguồn điện áp phong phú như: 24v, 220v, 380v. Đồng thời, sản phẩm này cũng có đầy đủ các chức năng điều khiển đóng mở ON/OFF và tuyến tính (theo góc).

Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp các dòng sản phẩm tự động hóa với dòng van bướm điện. Trong đó có dòng van bướm điện chịu nhiệt có đa dạng các kích thước khác nhau từ DN50 - DN1000. Các sản phẩm này đều được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia,..

==> Xem thêm bài viết về: Cách lắp đặt và bảo trì van bướm điều khiển điện Đài Loan

Hướng dẫn cách lắp van bướm điều khiển điện chịu nhiệt

Chuẩn bị

  • Dụng cụ cần có: cờ lê, tuốc nơ vít, bút điện, dây nối.

  • Dụng cụ bảo hộ lao động.

  • Nguồn điện sử dụng phù hợp.

  • Ecu, bulong, gioăng cao su theo tiêu chuẩn lắp đặt của van.

Cách lắp đặt van bướm điện chịu nhiệt

Bước 1: Đầu tiên lắp van bướm giữa 2 mặt bích đã chuẩn bị sẵn. Đối với những dòng van bướm mặt bích, cần chú ý chọn chính xác tiêu chuẩn lắp bích phù hợp. Mục đích chính để việc lắp đặt lỗ trên mặt bích trùng vớ lỗ định vị trên thân van chuẩn xác. Đảm bảo quá trình lắp đặt an toàn và chắc chắn.

Bước 2: Tiếp theo, chèn bulong, đai ốc vào lỗ mặt bích để định vị chắc chắn vị trí của van với 2 mặt bích. Đồng thời, điều chính gioăng làm kín khớp với mặt bích rồi siết đai ốc và bulong đều tay, không nên vặt quá mạnh khiến gioăng bị lệch.

Bước 3: Hàn gắn 2 mặt bích lên trên đầu ống chờ.

Bước 4: Tiến hành tháo lắp van bướm ra khỏi đường ống dẫn.

Bước 5: Tiến hành hàn lại 2 mặt bích với 2 đầu ống để cố định chính xác mặt bích. Mối hàn này cũng cần đảm bảo đúng kỹ thuật và không bị hở, gây rò rỉ dòng môi chất qua các mối hàn.

Bước 6: Khi mối hàn đã nguội, chúng ta tiếp tục tiến hành việc lắp đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích và chèn gioăng vào giữa mặt bích cũng van.

Bước 7: Chèn bulong định vị van lên trên đường ống rồi điều chỉnh các vị trí của đệm làm kín và van. Sau đó, siết chặt bulong đều nhau để không xảy ra hiện tượng bị vênh hay méo.

Bước 8: Kiểm tra lại van bằng cách đóng mở để xem có bị vướng hay kẹt gì không.

Bước 9: Lắp các bulong còn lại và nhờ siết chặt tất cả bulong nhé.

Bước 10: Kiểm tra hoàn công bằng cách đóng mở van 1 lần nữa xem đã tự đo chưa. Nếu ổn rồi sẽ tiến hành vận hành thử để kiểm tra dòng lưu chất có bị rò rỉ ra ngoài không?

Trên đây là những bước hướng dẫn cách lắp đặt van bướm điều khiển điện chịu nhiệt chi tiết. Quy trình này cũng có thể ứng dụng cho các dòng van bướm điều khiển điện khác, điều khiển khí nén, van bướm tay quay, tay gạt. Hy vọng, bạn viết sẽ mang đến nhiều điều có ích cho quý vị.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo nước điện tử chuẩn kỹ thuật

Tìm hiểu chung về van bi điều khiển điện

Đồng hồ đo nước siêu âm có tiện ích và sự phát triển nào trong tương lai